Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Đồ ăn...giả ở Nhật Bản

Nhật Bản Today - Người Nhật thật biết cách sáng tạo và giải trí. Bạn có bị nhầm lẫn không khi thấy những sản phẩm này? Một suất cơm rất hấp dẫn, những miếng cá tươi rói, tôm có cảm giác đang rung râu. Nhưng tất cả lại chỉ là giả. 

Những mẫu đồ ăn làm từ nhựa được trưng bày bên ngoài các cửa hàng ăn là một trong những nét độc đáo của các cửa hàng Nhật Bản. Khi mà việc nhìn vào những menu dày đặc chữ chỉ khiến khách hàng thêm bối rối thì những mẫu đồ ăn giả này thực sự là một giải pháp.


Đồ ăn...giả ở Nhật Bản 1

Chúng chính là thực đơn sống động nhất mà khách hàng được tận mắt  nhìn thấy và chọn ralta những món mà mình thấy hấp dẫn. Những mẫu đồ ăn giả thu hút được sự chú ý của rất nhiều người và kích thích vị giác họ một cách đáng kể.

Xuất hiện cuối thế kỉ 19, khi mà làn sóng phương Tây, cùng theo đó là những món ăn của họ tràn vào Nhật Bản đã khiến cho các thực khách Nhật rất khó khăn trong việc lựa chọn các loại đồ ăn mới. Các cửa hàng đã suy nghĩ rất nhiều về việc làm thế nào để thực khách có thể "thấy" được những món ăn mới khi mà bản thân họ không ý thức được họ đang gọi cái gì.

Người đầu tiên tạo ra các mẫu đồ ăn giả là Takizo Iwasaki trong khoảng những năm 1926. Anh ta bắt đầu làm những mẫu đồ ăn bằng sáp và chất lên xe đạp đi khắp nơi để rao bán. Đó là bước chuyển lớn trong cuộc đời Iwasaki cũng như trong nền ẩm thực Nhật Bản do tất cả các nhà hàng tại thời điểm đó đều bắt đầu mua những sản phẩm của Iwasaki để sử dụng. Công ty Iwasaki Be-I của ông hiện vẫn là công ty chuyên về sản xuất các mẫu đồ ăn giả lớn nhất Nhật Bản.


Đồ ăn...giả ở Nhật Bản 2

Tất cả các mẫu đồ ăn giả đều altđược làm thủ công đến mức hoàn hảo và tinh tế. Không đơn thuần là một mô hình trông-giông-giống mà chúng là những bản copy chính xác nhất, đến từng chi tiết, của từng loại đồ ăn. Thậm chí nhiều người còn nhận xét trông chúng còn hấp dẫn hơn cả món ăn thật. Thông thường các nhà hàng sẽ gửi những bức hình chụp những mẫu đò ăn thật của mình các công ty sản xuất mẫu đồ ăn giả. Tại cơ sở sản xuất, các "đầu bếp" sẽ chế biến cơm, mỳ, các lọai bánh, rau củ, tôm cá tươi, nước sốt … từ nhựa dẻo và silicon theo đúng mẫu được gửi tới, trong một khoảng thời gian vừa phải.



Thời gian "chế biến" phụ thuộc vào việc đó là món ăn gì, ví dụ để làm món nước sốt thịt hoàn hảo sẽ chỉ cần 15 phút trong khi để làm hình một chú tôm tươi cỡ bự có thể sẽ mất hàng tiếng. Những nghệ sỹ làm đồ ăn giả cũng cần khá nhiều thời gian để học và nâng cao tay nghề. Một khóa đào tạo thường kéo dài trong khoảng hai năm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét